[adsforwp id="5107"]

Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt

0

Bệnh tâm thần phân liệt là căn bệnh có thời gian điều trị khá dài. Vì vậy người thân nên ở bên quan tâm, chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Vậy trong quá trình chăm sóc người thân cần lưu ý những gì? Sau đây là những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt sau đây:

1, Hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt tại nhà

Sau giai đoạn điều trị giai đoạn cấp tính tại bệnh viện, hầu hết các bệnh nhân tâm thần phân liệt sẽ trở về tiếp tục điều trị tại nhà. Các thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm hỗ trợ cùng bác sĩ giúp đỡ bệnh nhân tiếp tục điều trị theo phác đồ đã chọn đồng thời theo dõi kết quả và thông báo cho bác sĩ khi cần thiết.

Theo dõi và đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc đúng

Nhắc nhở bệnh nhân uống đúng thuốc, đúng thời điểm tránh tình trạng bỏ thuốc, dừng thuốc, uống thuốc không đủ hay quá liều làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Ghi chép một cách chi tiết về quá  trình sử dụng thuốc, những chuyển biến trong quá trình điều trị cũng như thông báo cho bác sĩ khi có những biến cố xảy ra.

chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt 1

Cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và đảm bảo liều lượng

Chỉ nên cho bệnh nhân uống thuốc khi có người nhà bên cạnh. Không những thế, cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ về điều trị. Không tự ý tăng hoặc giảm liều, thay đổi loại thuốc mà chưa được bác sĩ điều trị đồng ý.

Ngoài ra bệnh tâm thần phân liệt gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh, bệnh có một số dấu hiệu nhận biết sau ảo giác, hoang tưởng…Trong đó đặc biệt hoang tưởng, đây cũng là một căn bệnh nguy hiểm, vậy “Bệnh hoang tưởng là gì ?”. Để có câu trả lời cho câu hỏi trên các bạn có thể tham khảo thêm bệnh hoang tưởng là gì để biết thêm chi tiết nhé.

Theo dõi những chuyển biến ở người bệnh

Cần ghi chép chi tiết những chuyển biến dù là nhỏ nhất của người bị bệnh mỗi ngày điều trị tại nhà. Bao gồm những biến đổi về hành vi, tâm sinh lý, những biểu hiện ảo giác hay suy nghĩ bất thường của bệnh nhân. Đặc biệt, cần lưu ý nếu bệnh nhân xuất hiện thêm bất cứ những triệu chứng bất thường nào khác, khi ấy cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Theo dõi những thay đổi trong quan hệ với môi trường xã hội bên ngoài của bệnh nhân. Đó là sự sẵn sàng hòa nhập với cộng đồng hay mong muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Hãy xem xét mức độ người bệnh tự quan tâm chăm sóc bản thân mình hay thái độ đối với cuộc sống của chính họ.

Đưa bệnh nhân đi thăm khám định kỳ

Không nên vì thấy chuyển biến tốt ở người bệnh mà bỏ thuốc hay dừng thăm khám. Nên đưa người bệnh  đi khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán lại tình trạng hiện tại và đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất.

chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần phân liệt 2

Khám định kỳ để kiểm soát tiến triển bệnh

2, Hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cuộc sống

Đây là giai đoạn không thể thiếu có thể giúp người bệnh trở lại tâm lý bình thường. Bằng thái độ quan tâm, trân trọng và sự hỗ trợ nhiệt tình  của người thân có thể đưa bệnh nhân hòa nhập lại với cuộc sống thường nhật như bao người khác. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn hãy cùng người bệnh làm những việc dưới đây:

– Chia sẻ tâm tư tình cảm, biết lắng nghe và chia sẻ người bệnh. Tuyệt đối không nên phản bác một cách gay gắt gây kích động nơi bệnh nhân cho dù quan điểm khác biệt như thế nào.

– Giúp bệnh nhân thấy được cảm thông, được yêu thương và trân trọng. Đừng ngại bày tỏ tình cảm của mình với người bị tâm thần phân liệt, tuyệt đối không xa lánh hay tỏ thái độ kỳ thị với họ.

– Cùng người bệnh tham gia những hoạt động thể chất khác như đi dạo, luyện tập thể thao. Dần dần có thể cùng người bệnh tham gia các hoạt động tập thể để giúp họ hòa nhập tốt hơn với những mối quan hệ trong cuộc sống.

– Tạo điều kiện cho người bệnh tự mình tham gia hoặc hoàn thành một việc gì đó. Hãy khen ngợi hoặc có phần thưởng cho họ xứng đáng với sự nỗ lực của người bệnh. Họ sẽ cảm thấy mình có chỗ đứng trong gia đình, được nhiều người yêu mến và tôn trọng, nhờ đó mà tâm lý trở nên ổn định hơn.

– Hãy đối xử với người bệnh tâm thần phân liệt như với những người bình thường. Tuyệt đối không chiều chuộng, cung phụng họ bởi càng làm thế càng khiến họ cảm thấy khác biệt và làm khoảng cách của họ với mọi người thêm xa hơn.

Bệnh tâm thần phân liệt là tình trạng bệnh mãn tính, dễ tái phát, cần có sự điều trị lâu dài và kiên trì từ cả phía người bệnh và người điều trị. Chính vì thế, người thân trong gia đình cũng nên cố gắng và kiên trì. Những chăm sóc đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ giúp họ khỏi bệnh.

Xem thêm :

Được tổng hợp bởi thegioithu3.net

Share.

Comments are closed.