[adsforwp id="5107"]

Bệnh Zona thần kinh có tái phát không?

0

“Bệnh zona có tái phát không?” là câu hỏi băn khoăn nhiều nhất của nhiều người hiện nay. Câu trả lời là gì,mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh zona có tái phát không?

Không chỉ người bệnh mới quan tâm đến vấn đề tái phát bệnh zona mà các nhà khoa học, các chuyên gia da liễu cũng đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về: Bệnh zona có tái phát không ?

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2011 tại Minnesota trong vòng 7 năm, tỉ lệ tái phát zona lần thứ 2 chỉ gặp ở 5,7-6,2% các trường hợp.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tái phát zona lần thứ 2 tương đương với nguy cơ mắc zona lần đầu.

Chưa có nhiều nghiên cứu về khoảng thời gian giữa 2 lần tái phát. Ở nghiên cứu này, zona tái phát từ 96 ngày cho đến 10 năm sau khi bị nhiễm zona lần đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ khảo sát trong khoảng thời gian 12 năm.

Triệu chứng của zona tái phát

Triệu chứng đầu tiện của zona thường gặp là đau, cảm giác tê bì, nóng rát. Sau một vài ngày thì ở khu vực này xuất hiện những mụn nước màu đỏ, mọc thành chùm. Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa
  • Da nhạy cảm, dễ bị kích thích
  • Mệt mỏi và cảm giác giống như cảm cúm
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cảm giác gai rét

Zona tái phát cũng có các triệu chứng giống như vậy và thường xảy ra ở vị trí cũ. Khoảng 45% các trường hợp, các mụn nước sẽ mọc ở vị trí khác. Bạn có thể tham khảo các triệu chứng cụ thể hơn tại hellodoctors.vn.

Yếu tố nguy cơ

Những người có hệ thống miễn dịch kém có nhiều khả năng tái phát zona. Một nghiên cứu đã chỉ ra có 12% tái phát zona ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, cao gấp 2,4 lần so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bạn có thể có hệ miễn dịch yếu nếu:

  • Đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị
  • Ghép tạng
  • Bị HIV/ AIDS
  • Sử dụng corticoid liều cao (ví dụ prednisone)

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Lần mắc zona đầu tiên bị đau nhiều và kéo dài (hơn 30 ngày)
  • Giới nữ
  • Trên 50 tuổi
  • Nếu bạn có một hoặc nhiều người thân mắc zona thì nguy cơ mắc zona của bạn cũng tăng lên.

Điều trị Zona tái phát như thế nào?

Điều trị zona tái phát cũng giống như điều trị zona lần đầu.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị zona tái phát, hãy đến gặp bác sĩ. Uông các thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), hoặc famciclovir (Famvir) có thể làm giảm mức độ nặng cũng như thời gian mắc bệnh.

Bác sĩ có thể kê các thuốc giảm đau, gây ngủ như:

– Miếng dán giảm đau chứa lidocain.

– Các thuốc chống động kinh như gabapentin (Neurontin, Gralise, Horizant) và pregabalin (Lyrica), làm giảm đau bằng cách giảm hoạt động thần kinh.

– Các thuốc chống trầm cảm như duloxetine (Cymbalta) và nortriptyline (Pamelor) có tác dụng giảm đau và gây ngủ.

– Thuốc giảm đau opioid có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng chúng có tác dụng phụ như chóng mặt, lơ mơ, và gây nghiện.

Bạn có thể tắm nước mát để giảm bớt ngứa, hoặc áp dụng chườm lạnh vào vùng bị ảnh hưởng. Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng cũng rất quan trọng.

Phòng ngừa bênh Zona tái phát như thế nào?

Zona tái phát không thể phòng được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bằng việc tiêm vắc-xin, kể cả sau khi bạn đã bị zona.

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy rằng những người có tiêm phòng bệnh zona giảm 51% mắc bệnh. Đối với những người 50-59 tuổi, tiêm phòng zona làm giảm nguy cơ 69,8% mắc bệnh.

Những người được tiêm phòng zona thường có ít các trường hợp mắc zona mức độ nặng. Tiêm phòng cũng làm giảm 66% trường hợp bị đau sau zona.

>>>Xem thêm…: Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông

Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc-xin zona cho người trên 50 tuổi nhưng không tiêm cho những người bị suy giảm miễn dịch.

Share.

Comments are closed.