[adsforwp id="5107"]

Uống nấm linh chi thế nào là tốt, uống linh chi mát hay nóng?

0

Nấm linh chi uống có tính mát nên giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể tốt, chống nóng trong người, mụn nhọt. Để biết uống nấm linh chi như thế nào là tốt và đúng cách, mời bạn tham khảo bài viết sau.

1. Nấm linh chi uống có tác dụng gì?

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là dược liệu quý được nhắc đến trong nhiều sách y dược cổ. Có nhiều loại nấm linh chi khác nhau được chia theo màu sắc hoặc nơi mọc. Loại nấm linh chi hiện đang nhiều người Việt Nam tìm mua để chữa ung thư và nâng cao sức khỏe là nấm lim xanh rừng Quảng Nam.

Thành phần dưỡng chất: Protein và glycoprotein, axit amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharides (carbohydrate), chất xơ, terpenoids, steroids, phenol, nucleotide, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng…

Tác dụng của nấm linh chi bao gồm:

  • Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm, cúm lợn và cúm gia cầm
  • Điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
  • Điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
  • Điều trị bệnh thận
  • Điều trị ung thư
  • Điều trị các bệnh về gan
  • Tăng nồng độ testosterone
  • Làm loãng máu
  • Làm giãn mạch máu
  • Giảm lượng đường huyết cao
  • Tốt cho da và tóc

Ngoài ra, công dụng của nấm linh chi còn được nhắc tới trong việc điều trị:

  • HIV/AIDS
  • Chứng sợ độ cao
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Mất ngủ
  • Loét dạ dày
  • Ngộ độc
  • Herpes
  • Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết có nên sử dụng nấm lim xanh không thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết Có nên dùng nấm lim xanh không.

Nấm linh chi sẽ đem lại tác dụng tốt nhất khi biết uống đúng cách
Nấm linh chi sẽ đem lại tác dụng tốt nhất khi biết uống đúng cách

2. Uống nấm linh chi thế nào là tốt?

Nấm linh chi tuy có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết uống nấm đúng cách, tốt. Dưới đây là một số cách chế biến và hướng dẫn sử dụng nấm linh chi chuẩn bạn nên biết:

Sắc nước nấm linh chi

  • Lượng nấm: Nên dùng 20g – 30g nấm khô cho người bệnh nặng. Theo GS.TS, BSCKII Dương Trọng Hiếu, chuyên khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh Y học cổ truyền Trung ương, nên chọn loại nấm linh chi chứa hàm lượng dược chất cao nhất như nấm lim xanh để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Người bình thường bệnh nhẹ hoặc dùng để tăng cường đề kháng chỉ nên dùng 1 tai nấm (10 -15g) là vừa.
  • Lượng nước: Trung bình nên dùng từ 1 – 1,8 lít nước, tùy vào cơ thể, khả năng dùng nước của mỗi người cho người bình thường hoặc bệnh nhẹ. Người bệnh nặng nên dùng khoảng 1 lít nước.
  • Cách nấu: Cho nấm đã thái lát vào nước và đun đến khi sôi, giảm nhỏ lửa nhất có thể, tiếp tục đun ở mức lửa nhỏ từ 10 – 20 phút (tùy vào thời gian mỗi người) đây là thời điểm giúp chiết chất từ nấm nhiều nhất, kiểu như sắc thuốc bắc vậy đấy, lúc này nước cạn còn khoảng 2/3 lúc đầu là được. Dùng cho người bệnh có thể sắc/nấu đến khi cô đặc lại còn khoảng 1 – 2 chén nước.
  • Lưu ý: Để giảm bớt vị đắng trong nấm linh chi rừng, người bệnh có thể kết hợp nấu nấm linh chi cùng 1 trong các nguyên liệu sau: cam thảo, táo đỏ, atiso, đậu đen, đường phèn, gừng…

Hãm trà nấm linh chi

Lượng nấm: 10 – 15g nấm linh chi

Lượng nước: Khoảng 800 – 1000ml nước sôi

Cách làm: Đem nấm linh chi rửa sạch nhẹ nhàng với nước, thái lát mỏng, cho vào ấm trà, đổ nước sôi vào hãm trong 30 phút rồi uống. Khi uống hết 1 lượt nước thì bạn có thể cho thêm 1 lượt nước sôi nữa hãm với nấm để uống tiếp. Thường hãm trà sử dụng nhiều cho người có sức khỏe bình thường, muốn uống nấm để làm đẹp hoặc tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể. Còn nếu bị bệnh thì cách tốt nhất vẫn là sắc nước nấm linh chi.

Nấm linh chi tán bột

Lượng nấm: 10g bột nấm linh chi, chia làm 2 phần, mỗi phần 5g.

Lượng nước: 600 – 700ml nước sôi

Cách làm: Bạn uống nấm linh chi bột 2 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 5g bột nấm pha với 600 – 700ml nước sôi, khuấy thật đều cho bột nấm hòa tan, nếu muốn dễ uống bạn có thể cho thêm 2 thìa mật ong để giảm bớt vị đắng của nấm linh chi.

Lưu ý: Đối với nấm linh chi sắc nước, hãm trà, tán bột, bạn cần chú ý:

  • Không để nước nấm sang ngày hôm sau dễ bị thiu, hư hỏng, biến chất.
  • Uống liều lượng nấm phù hợp với thể trạng sức khỏe, theo sự hướng dẫn của dược sĩ.
  • Không kết hợp uống nước nấm với đường và long nhãn sẽ làm giảm dược tính trong nấm.
  • Nếu đang dùng thuốc Tây thì nên uống nước nấm linh chi trước hoặc sau thuốc Tây từ 1 – 2 tiếng là tốt nhất, tránh các tương tác phản ứng có thể xảy ra.

Nấm linh chi ngâm rượu

Chuẩn bị: 300g nấm linh chi rừng, 5 lít rượu trắng, bình rượu ngâm.

Cách làm: Làm sạch nấm linh chi, có thể thái lát hoặc để nguyên cây để ngâm tùy ý người thực hiện. Phơi khô nấm, sau đó xếp nấm vào trong bình ngâm, đổ rượu ngập nấm, đậy nắp thật chặt, bảo quản bình rượu nơi khô ráo và thoáng mát trong khoảng 3 tháng thì có thể sử dụng.

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 ly rượu nấm trong hoặc sau bữa ăn trưa và tối. Không nên uống quá nhiều sẽ dễ gây tổn hại cho sức khỏe.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm Cách nấu nấm linh chi với gừng.

3. Một số bài thuốc từ nấm linh chi

Bài thuốc nấm linh chi chữa viêm gan

  • Chuẩn bị: 10g nấm linh chi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng 3g dược liệu pha cùng với trà hoa cúc để uống trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc dưới đây giúp điều trị bệnh viêm gan cấp hoặc mãn tính hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 10 – 12g linh chi, 15g nữ trinh tử, 9g màng mề gà.
  • Sắc kỹ các dược liệu với nước trong khoảng 1 tiếng, chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc nấm linh chi chữa viêm phế quản

  • Chuẩn bị: Linh chi, bách hợp mỗi vị 10g cùng 8g trần bì.
  • Mang tất cả các dược liệu trên tán sắc kỹ với nước để sử dụng hàng ngày, có thể thay cho nước uống.

Bài thuốc nấm linh chi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu viêm

  • Chuẩn bị: Linh chi, tây dương sâm, thạch hộc, mộc nhĩ trắng, nấm hương mỗi vị 30g.
  • Tán tất cả các dược liệu thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần lấy 2 – 3g bột pha cùng với nước sôi hoặc sữa để uống từ 1 – 2 lần/ngày.

Bài thuốc nấm linh chi giúp an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 10g nấm linh chi cắt lát mỏng.
  • Pha cùng với nước sôi, ủ trong khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng, uống thay nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Nấm linh chi 9g, lá vông, lá sen mỗi vị 12g và cúc hoa 10g.
  • Pha các dược liệu trên với nước sôi như pha trà, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu, mệt mỏi.

Bài thuốc nấm linh chi ổn định huyết áp, xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Linh chi 9g, tam thất 6g.
  • Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước uống trong ngày, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Nấm linh chi ngăn ngừa, điều trị bệnh mạch vành, tim mạch

  • Chuẩn bị: Linh chi 9g, đỗ trọng, hoàng tinh, mẫu đơn bì, cẩu tích mỗi vị 12g, thạch xương bồ, thỏ ty tử mỗi vị 6g.
  • Rửa sạch dược liệu rồi sắc với nước vừa đủ, chia thành 3 lần uống trong ngày và nên uống trước bữa ăn ít nhất một tiếng.

4. Uống nấm linh chi mát hay nóng?

Theo Đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Nấm linh chi có tính mát, vậy nên rất phù hợp cho những ai đang suy nhược hoặc mắc bệnh do nóng nhiệt, cơ thể quá dương, mất cân bằng âm dương và bốc hỏa. Có thể kể đến những bệnh lý mà uống Linh Chi sẽ cải thiện rõ rệt, chẳng hạn như:

  • Người mắc bệnh ung thư và khối u trong cơ thể.
  • Người rượu bia nhiều, suy giảm chức năng gan, viêm gan, xơ gan.
  • Người đang bị tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, nóng, sốt.
  • Người khó ngủ, táo bón, bốc hỏa, hay nổi mụn nhọt.
  • Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, kinh nguyệt ra quá ít hoặc không đều.
  • Bệnh nhân cao huyết áp, nhiễm mỡ trong máu…
  • Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh muốn giảm bớt triệu chứng khó chịu, bốc hỏa, cáu gắt…

5. Những người không nên uống nấm linh chi

Như đã nói, Linh Chi là thảo dược tính hàn, làm mát nên không phù hợp cho người vốn đã nhiễm hàn, cơ thể quá mát, cán cân âm dương lệch về tính âm. Một trong những bệnh lý thường gặp do cơ thể quá hàn, nên tránh uống Linh Chi có thể kể đến là:

  • Người hay ớn lạnh
  • Người huyết áp thấp.
  • Phụ nữ hay rong kinh, hoặc máu loãng. Vì Linh Chi có chứa chất chống đông máu, nên một khía cạnh nào đó, có thể làm loãng máu hơn, gây chảy máu cam, ra kinh bất thường ở người có cơ địa bất thường kể trên.
  • Người viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu đông, chóng mặt…
  • Người bị tiêu chảy mạn tính, phong thấp…
  • Người bị suy thận
  • Người sắp hoặc vừa mới phẫu thuật xong

6. Vì sao có người uống nấm linh chi gặp tác dụng phụ?

Như đã nói ban đầu, nếu trong quá trình sử dụng nấm linh chi, bạn thấy các dấu hiệu như là bị dị ứng, choáng váng, buồn nôn, đi ngoài thì phần lớn là do những phản ứng của cơ thể ban đầu khi uống nấm linh chi.

Điều đó hoàn toàn bình thường, sau một thời gian ngắn khi cơ thể quen dần, các hiện tượng như dị ứng sẽ hết. Còn nếu vẫn không hết thì có thể do cơ thể bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong nấm linh chi. Người bình thường không bị dị ứng với thành phần đặc biệt nào đều có thể sử dụng nấm linh chi được.

Bởi, Nấm linh chi đỏ đã được khoa học chứng minh là loại nấm không có độc tố, nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong khoảng thời gian dài, hơn nữa không tìm thấy bất kỳ trường hợp nào bị ngộ độc trong quá trình sử dụng nấm linh chi.

Họa chăng nếu trường hợp đó xảy ra là do người sử dụng mua nhầm những loại nấm linh chi giả, nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường nước ta.

Trong quá trình sử dụng nấm linh chi nếu như bạn bị dị ứng mạnh thì tốt hơn hết nên tạm ngưng sử dụng nấm linh chi lại và hỏi ý kiến bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân.

Như vậy, tốt hơn hết nên đặt mua nấm ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, chỉ có vậy mới không cần phải lo lắng trong quá trình sử dụng và bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Share.

Comments are closed.