[adsforwp id="5107"]

Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý cho người bị khó thở, tức ngực

0

Khó thở, tức ngực làm gia tăng các vấn đề về hô hấp, tuần hoàn,… Người bị khó thở, tức ngực cần có chế độ dinh dưỡng, vận động như thế nào sao cho hợp lý?

Nguy hiểm lớn nhất của khó thở, tức ngực chính là tác động đến chức năng, hoạt động của tim. Chức năng của tim bị suy giảm làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra khó thở tức ngực còn gây ra một số căn bệnh nguy hiểm khác nữa, các bạn có tham khảo tức ngực khó thở là bệnh gì để biết thêm chi tiết. Một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,…

Nhiều nghiên cứu cho rằng, chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý; giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress giúp tăng cường sức khỏe nói chung. Khi cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh, tâm lý thoải mái thì các vấn đề khó thở, tức ngực cũng tiêu giảm theo thời gian. Cần một chế độ dinh dưỡng, tập luyện như thế nào cho hợp lý?

Chế độ dinh dưỡng

Không có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào được khuyến nghị cho những người bị khó thở, tức ngực. Để giảm bớt những cơn khó thở, tức ngực bạn nên tăng cường chức năng của tim và phổi. Một số thực phẩm và chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ cho chức năng phổi và tim.

Các chất dinh dưỡng có lợi cho phổi như: vitamin D, beta-caroten, magie, kali, vitamin C,… Trong đó, các thực phẩm giàu khoáng chất, protein, ít calo và chất béo giúp bạn kiểm soát trọng lượng, lượng cholesterol và huyết áp, rất tốt cho chức năng của tim.

Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý cho người bị khó thở, tức ngực 1

Các chất dinh dưỡng có lợi cho tim, phổi chứa nhiều trong rau xanh, trái cây

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho chức năng của phổi:

Những thực phẩm chúng ta ăn có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Nhưng chúng gián tiếp tác động tới phổi qua hệ thống tim mạch và bằng cách cung cấp sự bảo vệ, chống oxy hóa.

Chế độ ăn giàu chất béo cũng có liên quan đến nguy cơ cao bị ung thư phổi. Mặt khác, tăng cường ăn trái cây, rau xanh được xem là cách để giảm những rủi ro này. Thực phẩm tươi sạch là cách tốt nhất để có được các enzyme, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá sẽ giúp bạn thở dễ dàng.

Một số loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tốt cho phổi bạn nên tăng cường bổ sung trong các bữa ăn như:

– Vitamin D có thể giúp giảm số đợt hen phế quản cấp. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, sữa, sữa và nước trái cây bổ sung vitamin D, trứng,…

– Beta-caroten cũng là chất tốt cho phế quản và phổi.  Chất này chứa nhiều trong cà rốt, dưa vàng, khoai lang, các loại rau lá xanh, súp lơ xanh và rau bi-na.

– Táo có khả năng làm giảm nguy cơ của các đợt hen phế quản và tăng cường chức năng phổi. Vì vậy, mỗi ngày một trái táo nên được đưa vào chế độ ăn uống của bạn.

– Chuối có các chất chống oxy hóa và thành phần kali giúp tăng cường chức năng hô hấp.

– Tăng cường các thực phẩm giàu magie như rau bi-na, hạt bí, củ cải đường, sô cô la đen và cá hồi. Bởi, hàm lượng magie thấp sẽ làm giảm lưu lượng và dung tích phổi.

Ngoài các thực phẩm nên bổ sung nói trên, thì bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm chứa khí ga, chất bảo quản,… như sau:

– Thực phẩm giàu sulfite (một dạng chất bảo quản ) không tốt cho phổi và phế quản. Chúng có nhiều trong rượu vang, hoa quả sấy khô, các thực phẩm muối và nước chanh đóng hộp.

– Các loại thực phẩm sinh ra khí ga sẽ tạo áp lực lên cơ hoành, đặc biệt là nếu bạn bị trào ngược acid. Hiện tượng này gây tức ngực và kích thích cơn hen. Những thực phẩm này bao gồm đậu lăng, đồ uống có ga, hành tây, tỏi và đồ ăn chiên rán.

– Ngoài ra, những thực phẩm chứa các chất kích thích, chất bảo quản, chất tạo hương vị như cà phê, chè, thực phẩm chế biến sẵn.

Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý cho người bị khó thở, tức ngực 2

Một quả mỗi ngày giúp tăng cường chức năng phổi

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho chức năng của tim:

Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và duy trì huyết áp ổn định, là cách để bạn duy trì chức năng hoạt động bình thường của tim. Ngay cả khi bạn đã có bệnh về tim, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể có lợi cho tim của bạn.

Các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có khoáng chất, protein, ít calo nên được ưu tiên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

– Tăng cường ăn nhiều trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi; chất chống oxy hóa như lựu, việt quất. Các loại rau xanh tốt cho tim như rau bi-na, cà chua,…

– Lúa mạch và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ bệnh tim, chủ yếu là thông qua các chất xơ hòa tan mà chúng cung cấp.

– Các quả hạt như quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng và các loại hạt khác tốt cho tim.

Trong khi đó, bạn cũng cần phải hạn chế các chất gây tổn hại cho hệ tuần hoàn như chất béo, các chất kích thích và đồ ăn mặn.

– Các chất tinh bột trong mì ống, ngũ cốc Granola.

– Ngũ tạng của động vật như tim, gan, thận, lòng … là những thực phẩm có chứa hàm lượng cao cholesterol.

– Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là thủ phạm làm tăng lượng cholesterol trong máu, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các chất béo này chủ yếu có trong mỡ động vật, bơ, phần thịt sẫm màu và da của gia cầm, các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

Thay thế các chúng bằng chất béo không bão hòa. Dầu ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, hạt điều không muối và bơ, dầu hướng dương và dầu thực vật, óc chó, hạt hướng dương và dầu cá là những lựa chọn lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý cho người bị khó thở, tức ngực 3

Không ăn nhiều các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ

Cũng cần nhớ rằng tất cả các chất béo và dầu đều có lượng calo cao, vì vậy ngay cả những chất béo chưa bão hòa chỉ nên được sử dụng với lượng nhỏ.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa khi bổ sung chất béo, nó cung cấp cả cholesterol cho cơ thể. Có thể sử dụng sữa chua để cắt giảm các chất béo bão hòa và cholesterol.

– Hạn chế ăn mặn

Thường xuyên ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hạn chế ăn mặn ở đây có nghĩa là hạn chế sử dụng muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm,…

Chế độ tập luyện

Tức ngực, khó thở cũng có thể do cơ thể lười vận động. Thường xuyên tập thể dục là một cách tuyệt vời để duy trì sức khoẻ tổng thể và giảm thiểu các vấn đề về hít thở. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp luyện tập thích hợp với thể chất của bản thân. Tạo thói quen tập thể dục vui vẻ, khỏe mạnh.

Với những người bị khó thở, tức ngực nên lựa chọn những phương pháp luyện tập chú trọng nhiều đến hơi thở như Yoga, đi bộ nhẹ nhàng, Thái cực quyền, hoặc tập luyện với các dụng cụ thể thao,…

Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý cho người bị khó thở, tức ngực 4

Yoga không chỉ giúp điều hòa hơi thở mà còn giúp tâm trí thư giãn

Một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực, lạc quan là vũ khí tốt nhất của bạn để chống lại các vấn đề hô hấp. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen của bản thân. Nó không khó như bạn nghĩ!

 Xem thêm :

Share.

Comments are closed.