[adsforwp id="5107"]

Quả sấu có giải rượu được không?

0

Quả sấu là cái tên quá quen thuộc đối với người dân miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Quả có vị chua thanh, được dùng làm thức uống giải nhiệt ngày hè hoặc chế biến thành các món ăn ngon như vịt om sấu,… Bên cạnh đó sấu còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy quả sấu có giải rượu được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả sấu

Quả sấu (Tên tiếng Anh: Dracontomelon), xuất hiện nhiều tại các tỉnh khu phía Bắc và cao nguyên Trung Bộ, ít gặp tại các tỉnh vùng Nam Bộ. Quả sấu mọc theo chùm có nhánh dài, thường có vào mùa hè, kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng, từ đầu tháng 6 đến hết tháng 9 hàng năm.

Sấu là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Trong 100g sấu sẽ cung cấp:

  • 94.7g nước
  • 38 Kcal
  • 1.3g Protein
  • 8.2g Carbohydrate
  • 2.7g Chất xơ
  • 44mg Phốt Pho
  • 135mg Canxi
  • 3mg Vitamin C

Quả sấu có giải rượu được không?

Công dụng của quả sấu và quả sấu có giải rượu được không?

Công dụng của quả sấu

Theo Đông Y

Quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi chín ngọt, tính mát , có tác dụng vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, trị ho, tiêu đờm. Trị được nhiều chứng bệnh như nhiệt miệng, đau rát cổ họng, mẩn ngứa, nôn nghén ở phụ nữ có thai, say rượu,…

Theo Tây Y

Bên cạnh thành phần chính là nước thì quả sấu còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như axit hữu cơ, canxi, protid, sắt, vitamin C,… Có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý như:

Tăng cường hệ tiêu hóa: Có thể uống nước sấu ngâm đường hoặc canh chua sấu để kích thích và tăng cường hệ tiêu hóa.

Chữa trị nhiệt miệng: Sấu có tính mát nên được sử dụng để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Có thể dùng sấu chín ngâm đường hoặc muối, cùi sấu khô sắc với nước uống để chữa.

Giảm triệu chứng nôn nghén ở phụ nữ có thai: Ở thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu có thể uống nước sấu để giảm triệu chứng nôn nghén, đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều vì trong nước sấu có nhiều đường, gây ảnh hưởng không tốt.

Hỗ trợ quá trình giảm cân: Sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, ảnh hưởng tích cực tới quá trình giảm cân. Bên cạnh đó, sấu còn chứa axit nitric trong sấu giúp làm sạch đường ruột, loại bổ độc tố, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, có khả năng đốt cháy và tiêu hủy chất béo trong cơ thể.

Tham khảo thêm tác dụng của quả sấu chín trong bài viết: Quả sấu chín

Quả sấu có giải rượu được không?

Quả sấu có giải rượu được không?

Say rượu là hiện tượng sinh lý, gây ra bởi việc tiêu thụ một lượng lớn rượu hoặc bia, khiến nồng độ cồn trong máu tăng lên. Khi bị say rượu, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như hưng phấn tâm thần, nói nhiều, đi đứng loạng choạng,… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, rối loạn ý thức, suy hô hấp cần phải cấp cứu. Do đó việc giải rượu là điều hoàn toàn cần thiết.

Trong dân gian, để giải rượu người ta thường dùng một sử dụng một số thực phẩm cháo trắng, trứng gà, chuối, súp rau củ,… Còn theo Tây Y hiện đại, khi bị say rượu, chúng ta cần bổ sung thêm nước, các vitamin, chất khoáng trong các loại đồ uống, hoa quả như nước cơm, nước tinh khiết, cà chua, củ đậu,…

Vậy “quả sấu có giải rượu được không?”. Câu trả lời là CÓ. Bởi trong sấu có chứa thành phần chính là nước, giúp đề phòng mất nước và làm giảm độ cồn trong máu. Ngoài ra, sấu còn có tính mát, có khả năng giải độc. Do vậy, khi bị say rượu, bạn có thể pha một cốc ngâm đường để uống, giúp giải rượu hiệu quả.

Cách chế biến sấu giúp giải rượu hiệu quả

Nước sấu ngâm đường là bài thuốc chữa say rượu hiệu quả. Thế nhưng không phải ai cũng biết làm món thức uống này. Tham khảo ngay cách làm sấu ngâm đường mà hoaquathanhha.com sưu tầm được ngay dưới đây.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Sấu: 1kg
  • Đường: 1kg
  • Gừng: 2-3 củ.
  • Lọ đựng bằng thủy tinh sạch và khô.

Cách sơ chế:

Rửa sạch sấu rồi dùng dao cạo vỏ sấu, chú ý cạo xong thì bỏ ngay vào chậu nước muối loãng để thịt không bị thâm.

Dùng dao khía xung quanh quả sấu theo hình xoắn ốc để sấu ngâm đường nhanh hơn, sau đó lại cho vào nước muối loãng để không bị thâm.

Sau đó mang sấu đi xả với nước sạch.

Đun sôi nước và chần qua sấu cho tới khi ngả vàng, đổ sấu ra rổ cho nguội. Làm như vậy để sấu ngâm được giòn ngon và không nổi váng.

Cách ngâm sấu với đường:

Ngâm sấu theo kiểu 1:1, tức là 1 lớp sấu và 1 lớp đường. Cho 1 lớp sấu vào lọ, sau đó đổ 1 lớp đường và lên, cứ làm thế cho đến khi hết sấu và đường. Bạn để lọ sấu ở nơi khô ráo và đậy kín.

Như vậy, chỉ sau khoảng một tuần, bạn đã có thể thưởng thức nước sấu mình làm rồi. Khi uống, chỉ cần lấy 2 thìa nước sấu cùng 2-3 quả sấu cho vào cốc, rót thêm nước lọc và nhớ cho thêm đường nếu thấy chua, cuối cùng thả thêm vài viên đá để thưởng thức.

Quả sấu có giải rượu được không?

Share.

Comments are closed.