[adsforwp id="5107"]

Thuận lợi và khó khăn khi làm gia sư cho học sinh tiểu học

0

Gia sư tiểu học là công việc tương đối phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn một số thuận lợi và khó khăn khi làm gia sư cho học sinh tiểu học.

Thuận lợi khi làm gia sư tiểu học

Về kiến thức: Các môn học ở cấp tiểu học không khó, kiến thức khá là đơn giản, chủ yếu là giúp các em làm quen với kiến thức toán học, văn học nên gia sư không gặp khó khăn khi dạy học cho học sinh của mình. Chính vì vậy phụ huynh không nhất thiết phải thuê gia sư là giáo viên mà có thể lựa chọn gia sư là sinh viên, vừa tiết kiệm chi phí mà chất lượng dạy được đảm bảo tốt, giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng.

thuan-loi-va-kho-khan-khi-lam-gia-su-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-1
Học sinh tiểu học thường ngoan, nghe lời gia sư

Học sinh tiểu học còn khá nhỏ tuổi nên thường dễ dàng nghe lời của người lớn, gia sư. Khi gia sư yêu cầu làm bài tập, học bài, trẻ thường chấp hành yêu cầu và cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập được giao. Học sinh cũng không dám cãi lời của người dạy, không trêu chọc hay có những cử chỉ xúc phạm gia sư. Nếu bạn có ý định tìm địa chỉ gia sư chất lượng tại Hà Nội bạn có thể tham khảo tại Website: https://giasuviet.com.vn/gia-su-su-pham-ha-noi.html 

Các em học sinh tiểu học ở độ tuổi mới lớn nên rất thích được khám phá kiến thức mới. Các em muốn học tất cả mọi thứ xung quanh với một tâm trạng hào hứng, thích thú. Đây được coi là một thuận lợi lớn cho gia sư, việc truyền đạt những kiến thức mới sẽ trở nên dễ dàng hơn mà trẻ không cảm thấy ngao ngán, chán học.

Học sinh tiểu học rất dễ thích nghi với môi trường học tập mới nên gia sư có thể thoải mái trong việc đưa ra những phương pháp học mới, sáng tạo để giúp các em hiểu bài, cảm thấy hứng thú với việc học.

Khó khăn khi làm gia sư tiểu học

Bên cạnh những thuận lợi trên, gia sư cũng gặp phải không ít khó khăn khi dạy học sinh tiểu học.

Hầu hết học sinh tiểu học thường mất một khoảng thời gian khá lâu mới có thể làm quen được với việc cách học theo kiểu gia sư. Chính vì vậy gia sư luôn phải sát sao, quan tâm và giúp đỡ các em tận tình, hỏi xem các em chỗ nào chưa hiểu, cách dạy có dễ hiểu không để có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

thuan-loi-va-kho-khan-khi-lam-gia-su-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-2
Gia sư cần kiên nhẫn khi dạy các em tiểu học

 Ở độ tuổi còn nhỏ nên các em học sinh tiểu học không kiềm chế được cảm xúc của mình. Chỉ cần gia sư mắng một câu vì tội không làm bài hay làm sai bài tập là các em có thể tủi thân, khóc lóc. Nếu những gia sư mới đi dạy chưa có kinh nghiệm thì sẽ vô cùng bối rối trước tình huống này và không biết phải xử lí ra sao. Chính vì vậy, gia sư tiểu học luôn phải có thái độ nhẹ nhàng tận tình, kiên nhẫn khi dạy học sinh, tuyệt đối không nên quát mắng các em.

Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh nên mỗi lần làm bài tập mới gia sư gần như phải nhắc lại kiến thức cũ để trò nhớ lại, coi như là giảng lại từ đầu để học sinh có thể hiểu và làm được bài tập mới. Như vậy, khoảng thời gian nhắc lại kiến thức cũ cũng chiếm khá nhiều và trong một buổi học lượng kiến thức học được sẽ không được nhiều, không theo kịp giáo án ban đầu mà gia sư soạn ra.

Học sinh tiểu học rất mau chán những cái gì lặp đi lặp lại. Nếu phương pháp, cách dạy của gia sư không chịu thay đổi thường xuyên thì sẽ khiến các em cảm thấy nhàm chán, các em không thích học. Vì vậy, gia sư phải nghĩ ra nhiều trò chơi, cách dạy mới để tạo hứng thú, kích thích, tìm cách cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh.

Góc chia sẻ:

Ở độ tuổi của các em học sinh tiểu học, các em ham chơi, nghịch ngợm và hiếu động nên nhiều khi không tập trung học bài dẫn đến kết quả học tập không tốt. Bên cạnh đó các em cũng rất tò mò về mọi thứ xung quanh nên có thể đưa ra rất nhiều câu hỏi không liên quan đến việc học. Lúc này gia sư phải thật kiên nhẫn để giải thích cho các em hiểu vai trò của việc học như thế nào đối với cuộc sống, tương lai và mơ ước của trẻ.

Share.

Comments are closed.